Thư gởi đến em trong ngày đầu năm mới
Câu chuyện sảy ra trong chuyến đi thi ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật ở Đồng Nai của mình nhiều năm về trước. Trong 5 ngày ở lại dưới đó để chờ thi, mình vẫn thường ghé vào uống cà phê ở một quán cóc gần trường. Mỗi lần mình vào thì y như rằng có một cô bé và một chú bé lại đến quỳ bệt ngay dưới chân xin tiền. Lúc đầu tiên mình đã rất dỗi xúc động và bối rối, sau khi đưa cho chú bé một ít tiền thì mình bắt đầu hỏi chuyện và muốn làm quen với chú bé, đến lúc đó mình mới phát hiện ra là chú bé không biết nói tiếng Việt……
Ông bà cha ông có dạy “ăn cơm mới thì đừng nói chuyện cũ..” Vào đúng ngày đầu năm mới nhưng câu chuyện mà mình sẽ kể đây thì đã cũ lắm rồi. Có thể những chuyện như vậy các bạn đã từng nghe hay chứng kiến đến hàng trăm, hàng ngàn lần, nhưng mình vẫn muốn kể lại. Bởi vì chuyện tuy cũ nhưng cãm súc thì chưa cũ tí nào, cho đến bây giờ cảm xúc của mình vẫn chưa có gì thay đổi, mình vẫn chưa thực sự tìm được câu trả lời, cho những câu hỏi mà mình đã đặt ra.
Câu chuyện sảy ra trong chuyến đi thi ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật ở Đồng Nai của mình nhiều năm về trước. Trong 5 ngày ở lại dưới đó để chờ thi, mình vẫn thường ghé vào uống cà phê ở một quán cóc gần trường. Mỗi lần mình vào thì y như rằng có một cô bé và một chú bé lại đến quỳ bệt ngay dưới chân xin tiền. Lúc đầu tiên mình đã rất dỗi xúc động và bối rối, sau khi đưa cho chú bé một ít tiền thì mình bắt đầu hỏi chuyện và muốn làm quen với chú bé, đến lúc đó mình mới phát hiện ra là chú bé không biết nói tiếng Việt (có thể là người Miên, hoặc là từ một dân tộc thiểu số nào đó). Chú chỉ nhìn mình một cách ngờ vực như thể vì đó là lần đầu tiên có người cười với chú như vậy và chú chạy nhanh về phía người phụ nữ đang ngồi bên ngoài hàng rào, đưa tiền cho người đó rồi lại tiếp tục đi xin. Lúc đó mình mình mới kinh hoàng hiểu ra vấn đề, mình tò mò mới hỏi bà chủ quán nước là tại sao lại có những người làm như vậy, chẳng lẽ không ai can thiệp được gì sao. Bà chủ quán béo ú trạc chừng ba mươi mấy tuổi nhìn mình như thể thương hại vào cái sự ngây thơ và ngớ ngẩn của mình vậy. Rồi bà cất cái dọng bất mãn đời nói.
– Ối dời, người như thế thì ở đây có mà thiếu đẫy gì chú ơi. Ừ thì cũng làm có làm chứ, ngày nào mà mấy anh dân phòng chả bắt cả đám về đồn…Chửi chán rồi thì lại thả ra và ngày hôm sau lại đi bắt lại… làm cho có việc thôi chú ơi.
Nói rồi bà bán nước thở dài và đi vào trong, cái thở dài của một người bao năm ngồi ở đây và chứng kiến biết bao nhiêu chuyện như thế này một cách bất lực. Như một nhà văn Việt Nam đã viết “sống trong cái khổ riết thì người ta cũng không còn thấy mình khổ được nữa”. chứng kiến sự bất công hoài người ta cũng quên mất cách giận dữ và phản kháng. Mỉa mai thay đó lại là đặc tính sinh tồn của con người.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 550×413 and weights 94KB. |
Sau ngày đó trở nên bần thần không yên vì hình ảnh chú bé luôn ám ảnh trong tâm trí. Về Sài Gòn tự nhốt mình hàng giờ liền trong căn phòng nhỏ giữa cái nóng ngột ngạt đến khó thở. Mình cố gắng vẽ lại khuôn mặt và dáng người mảnh khảnh của cậu bé đang quỳ mẹp dưới đất. Một giương mặt đen và gầy, với cặp mắt màu đen ngây thơ nhưng chứa đầy bàng hoàng và tuyệt vọng, với đôi bàn tay nhỏ gầy guộc giơ lên chờ đón những sự bố thí và một chút tình người. Nhưng mình đã không bao giờ thành công! Mình đã vẽ em, nhưng đã không bao giờ diễn tả được đôi mắt buồn sâu thẳm của em. Có lẽ là bởi vì nổi buồn và đau khổ của em là quá lớn, lớn hơn nhiều so với mình tưởng tượng và có thể nghĩ đến… Bạn có thề hình dung được điều đó không?
Hình ảnh của chú bé thôi thúc mình đi tìm kiếm câu trả lời, mình muốn hiểu tại sao xã hội lại có những điều bất công như vậy. Tại sao cậu bé cậu bé lại sống một mảnh đời bất hạnh, chỉ cầu một hạnh phúc nhỏ nhen, chỉ cần một chút yêu thương và chăm sócVà rồi một ngày nọ mình phát hiện ra mình đã trở thành cậu bé đó, mình đi qua nhiều thành phố ở Việt Nam và cũng như đã có cơ hội để gặp gỡ những người đến từ các nơi trên thế giới. Nhưng đâu đâu cũng đầy dẫy bất công và đầy những cậu bé như vậy.
Mình phải làm gì đây ? Làm gì để có thể vẽ được nổi khổ mà em phải gánh chịu, làm thế nào để góp phần xoa dịu được những nổi đau trong đôi mắt của em ?
CẬU BÉ
Có một cậu bé nọ,
bước đi trong lặng im.
Nâng niu bàn tay nhỏ,
Bao giấc mơ chưa thành.
Có một cậu bé nọ,
Bước trên tháng ngày dài,
Môi vẫn hỏi cuộc đời.
Đâu niềm vui? nếu có
Có một cậu bé nọ,
Bước trong buổi sáng mai.
Giữa thành phố huy hoàng
Người, xe và nhà cửa..
Có một cậu bé nọ,
Bước về trong hoàng hôn.
Thấy bao cậu bé khác,
Đói nghèo và đau khổ
Có một cậu bé nọ,
bước vào trong bóng đêm.
Nghe đây tiếng rỉ rên,
Của bao người cùng khổ.
Hỏi đời đâu công bằng ?
Hỏi đâu là hạnh phúc ?
Khi xã hội đang còn,
thờ tiền tài, bạo lực .
Mỏi mệt cậu bé nọ,
Nâng cao bàn tay mình.
Nguyện cầu đấng anh minh,
Cho chúng con quyền sống.
NTT