Chủ Nhật Lễ Lá – “GIẤC NGỦ” CỦA CÁC MÔN ĐỆ
Trong những đoạn mà chúng ta sẽ suy niệm trong những ngày Khổ Nạn của Chúa Giêsu, có đoạn nói về giấc ngủ của ba tông đồ, Phêrô, Giacôbê và Gioan ở Vừơn Cây Dầu, trong khi Chúa Giêsu đang chịu một trong cơn hấp hối kinh hoàng nhất. Chúa Giêsu đã xin họ “tỉnh thức”, ở với Người, nhưng vô ích. Họ chìm vào một giấc ngủ sâu, như xảy ra khi các bản năng “xác thịt” thắng các ước muốn của “tinh thần”. Chúa Giêsu không trách cứ họ khi Người lay gọi họ về với thực tại. Khi đánh thức Phêrô, Người chỉ đưa ra một nhận định liên quan đến giấc ngủ: “Simon, con ngủ ư?
Con không thể thức được dù chỉ một giờ sao? Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi sa cám dỗ. Tinh thần thì mau mắn, nhưng xác thịt lại yếu đuối” (Mc 14, 37b – 38).
“Hãy tỉnh thức”! Cầu nguyện thôi không đủ, mà phải canh chừng bản thân, canh chừng những suy nghĩ của riêng mình, canh chừng những cảm xúc của riêng mình, canh chừng những tâm trạng, những ứơc ao của mình, bởi vì con người luôn sẵn sàng “để rơi” từ bình diện tinh thần xuống bình diện thuần túy vật chất, với việc làm cho người môn đệ của Chúa “trượt té” trong những quan điển “sà sà mặt đất”, chẳng mấy liên quan đến “tinh thần”, hoặc còn hơn thế nữa, chẳng chút liên quan gì với người môn đệ. Người ta không thể quá cậy vào trái tim bằng thịt của mình, bởi vì như lời Sách Thánh tuyên bố: “nó rất khó có thể chữa lành” (Gr 17,9). Phải không ngừng duy trì thế cân bằng vất vả giữa các đòi hỏi của tinh thần và vật chất, giữa linh hồn và thân xác, giữa những đòi hỏi của xác thịt và linh hồn rằng việc luôn đặt tinh thần lên trên, bởi vì như Chúa Giêsu đã nói, “xác thịt thì yếu đuối” và nếu nó không tuân phục tinh thần, thì nó sẽ kéo tinh thần xúông tận đất!
Người môn đệ phải vừa đi vừa nhìn về Chúa Giêsu, để không cúi gập người xuống phía thấp, nô lệ cho các bản năng của mình, như những kẻ từ chối ngẩng đầu lên để chiêm ngưỡng bầu trời trong xanh, để hít hương thơm ngày Phục Sinh. Kitô hữu phải làm một cuộc xuất hành liên tục bản thân, để thích nghi với Đấng Cứu Chuộc của mình, bằng cách noi gương bắt chước Người.
Trong một trong các lời dẫn giải về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, Đức Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả đã tuyên bố: “Dân Kitô hữu được mời gọi vào hưởng những sang giàu thiên đàng. Một lối đi quay về lại với quê hương đã bị đánh mất được mở ra cho hết mọi người đã được rửa tội, trừ khi có người nào muốn tự ngăn cản theo con đường nầy, trong khi nó mở ngay cả cho đức tin của Người Trộm [lành]”. Hãy cố gắng để làm sao những sinh hoạt trong đời sống hiện tại không tạo ra trong chúng ta hoặc quá nhiều âu lo, hoặc qúa nhiều tự phụ, đến mức hủy bỏ việc chúng ta dấn thân trở nên giống Đấng Cứu Chuộc chúng ta, trong việc noi gương bắt chước Người. Ngừơi đã chẳng làm gì và đã chẳng chịu đau khổ nếu không phải để cứu độ chúng ta, hầu cho nhân đức vốn ở trong Thủ Lãnh, cũng đựơc Thân Thể làm chủ”.
Các Tông Đồ, cũng như chúng ta, lao đầu « xuống dứơi thấp » bởi vì các ngài đã không tỉnh thức, bởi vì các ngài để cho các bản năng « sống sót » làm chủ, đối diện với cái mà xét về mặt nhân loại mà nói, là một nỗi bất hạnh: Cuộc Khổ Nạn! Một nỗi bất hạnh, đúng vậy, nhưng chỉ tương đối. Quả thật, cuộc khổ nạn nầy chỉ là khúc dạo đầu cho một khải hoàn tuyệt đối, cũng đã được Chúa Giêsu báo trước; cuộc khải hoàn Phụ Sinh; »Con Người sẽ bị nộp trong tay những người đời và họ sẽ xử tử Người, nhưng một khi đã chết, Người sẽ sống lại ba ngày sau” (Mc 9, 31)
Lý do khủng hoảng đức tin tràn qua thế giới Kitô giáo vẫn luôn là một: thiếu đời sống nội tâm, nghĩa là thiếu một đồi sống tinh thần trong đó tính cách vật chất của hiện sinh con người quy phục tính hơn hẳn rõ rệt của Tinh Thần. Biết bao lần Chúa Giêsu đã nhắn nhủ điều ấy với các môn đệ Người: » Nước Ta không thuộc về thế gian nầy » (Ga 18,36); « Các con khiông thuộc về thế gian nầy » (Ga 15,19). Nước Thiên Chúa không thể rút sức mạnh ra từ những gì thuộc về thế gian, bởi vì nó thuộc về lãnh vực thiêng liêng ở cao độ nhất. Biết bao lần Chúa Giêsu đã nhắc nhở tính vượt trội của linh hồn trên thân xác, của tinh thần trên thế gian: » Lời lãi cả thế gian, mà đánh mất linh hồn, thì được ích gì chứ?” (Mc 8, 36)
Gĩư cho tỉnh thức có nghĩa là duy trì tính ưu việt tuyệt đối tương quan giữa linh hồn và Thiên Chúa, bởi vì « Thiên Chúa là Thần trí » (Ga 4,24). Người không phải là vật chất! « Thiên Chúa đã làm người như chúng ta, để làm cho chúng ta nên giống Người », nếu chúng ta muốn, nếu chúng ta đón nhận các giới răn của Người: »Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con và để niềm vui các con được trọn vẹn » (Ga 15,11). Chúa Giêsu nói về một niềm vui tinh thần, nó thấm nhập linh hồn và làm cho linh hồn tràn đầy ý nghĩa, một niềm vui mà các giác quan xác thịt hoá bị tôi lỗi làm cho nên nặng nề trì trệ, không có khả năng hiểu được hoặc nhận thức được. Vì thế tại sao phải chối từ chúng bằng việc bắt chúng quy phục Thân Khí. Đức Thánh Cha của chúng ta, Giáo Hoàng Biển-Đức XVI mới vừa cảnh báo chống lại đe doạ sự « tục hoá » ngay cả trong lòng Giáo Hội: »Sự tục hoá nầy không chỉ là một sự đe doạ bên ngoài đối với các tín hữu, nhưng nó đã biểu hiện từ lâu ngay trong lòng Giáo Hội. Nó làm biến chất đức tin Kitô giáo từ bên trong và sâu xa và, vì thế, cũng làm biến chất phong cách sống và cách hành xử thường ngày của các tín hữu. Họ sống trong thế gian và rất thường khi bị in dấu, thậm chí là bị nền văn hoá hình ảnh áp đặt những kiểu mẫu và những thôi thúc mâu thuẫn, trong việc phủ nhận thực tiễn Thiên Chúa: Không còn cần đến Thiên Chúa, không còn cần suy nghĩ đến Người và quay về lại với Người. Hơn nữa, não trạng theo chủ nghĩa khoái lạc và não trạng hưởng thụ đang lấn lướt,tạo điều kiện thuận lợi không chỉ nơi giáo dân, mà cả nơi các mục tử, cho một sự chệch hướng tiến tới sự nông cạn hời hợt và chủ nghĩa vị kỷ làm hại đến đời sống Giáo Hội » (Đức Biển-Đức XVI, Diễn Văn trong Phiên Họp Khoáng Đại Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Văn Hoá, ngày 8.03.2008).
Người ta ngái ngủ, thay vì cùng thúc với Chúa Giêsu, khi người ta để cho mình bị thế gian áp đặt các điều kiện, với việc đặt nơi mình hạnh phúc bỏ mặc tinh thần, như lời Thánh Phaolô: »Ước ao của xác thịt, chính là sự chết, trong khi ước mong của tinh thần, đó là sự sống và bình an. Những ai ở trong xác thịt thì không thể làm Thiên Chúa hài lòng. Anh em không phải ở trong xác thịt, mà là ở trong tinh thần, vì Thần Khí Thiên Chúa ngự trong anh em » (Rm 8,6 -9..). Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu sẽ ra vô ích nếu chúng ta không quyết định sống « theo Thần Khí ». Xin Đức Mẹ Thiên Chúa có được niềm vui, trong Ngày Phục Sinh đang đến gần, đi đến Chúa Giêsu cùng với các môn đệ đã trở lại với Chúa!
Fides 12.03.2008
(Agence Fides, 12 mars 2008)
Đức Ông Luciano Alimandi là một linh mục Công gíao, chuyên viên Thánh Mẫu Học và là thành viên Hội Đồng Giáo Hoàng. Sinh 1962 tại Roma. Thụ phong linh mục 1992. Hiện là biên tập của hãng tin Fides.